Ngũ vị hương là đặc trưng của 5 vị: Mặn, đắng, chua, cay, ngọt. Mỗi sản phẩm ngũ vị hương được bán trên thị trường thì có các thành phần tương đối khác nhau. Riêng các gói ngũ vị hương ở Việt Nam thì thường được tổng hợp từ đại hồi, đinh hương, nhục quế, ngọc khấu, hồ tiêu, trần bì (vỏ quýt), hạt ngò, thảo quả, hạt màu điều... Bột ngũ vị hương là gia vị được sử dụng phổ biến trong tẩm ướp và chế biến của ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam để làm tăng thêm hương vị đặc trưng cho các món ăn.
Sau đây là tổng hợp những món ăn ngon tuyệt được chế biến với ngũ vị hương mà bạn có thể tham khảo để chế biến cho cả nhà trong các bữa cơm gia đình nhé!
1. Đậu hũ chiên ngũ vị
Đậu hũ chiên ngũ vị mềm, mịn bên trong, giòn tan và thơm phức bên ngoài thật hấp dẫn. Trời mưa mà được thưởng thức chúng cùng với cơm thì ngon tuyệt!
Nguyên liệu làm đậu hũ chiên ngũ vị: 2 miếng đậu hũ non, 1 muỗng canh bột ngũ vị hương, 65g bột bắp, 75g bột chiên xù, 2 quả trứng gà và gia vị nêm.
Dùng cho 2 người.
Cách làm đậu hũ chiên ngũ vị
- Đậu hũ non cắt thành miếng nhỏ, hình vuông.
- Trứng gà đập ra chén, thêm muối vào, khuấy đều.
- Trộn bột bắp và bột ngũ vị hương vào 1 cái đĩa. Sau đó, nhúng đậu hũ non vào hỗn hợp bột bắp, đến trứng gà rồi qua 1 lớp bột chiên xù.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho đậu hũ non vào, chiên giòn. Thỉnh thoảng lật đều để đậu hũ không bị cháy.
- Ăn đậu với cơm và chấm kèm nước tương hoặc tương ớt sẽ ngon hơn.
Món đậu hũ chiên ngũ vị có thể dùng với cơm nóng. Bạn có thể chấm với tương ớt hay nước tương cay đều được. Nếu muốn công phu hơn thì pha chế nước tương có thêm ít mỡ hành và mè rang vào chấm cùng.
2. Mực nướng ngũ vị hương
Chút cay cay của ớt hòa quyện rất khéo với vị thơm của ngũ vị hương sẽ khiến không ai có thể từ chối món mực nướng này.
Nguyên liệu làm mực nướng ngũ vị hương: 300g mực tươi, 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, Ớt băm, tỏi băm, gừng băm, Dầu mè, rượu trắng và gia vị nêm
Cách làm mực nướng ngũ vị hương
- Mực cắt đầu và thân riêng, lấy túi mực bỏ đi. Lột lớp màng mỏng để mực không bị dai. Rửa mực bằng rượu trắng và gừng lát để khử mùi tanh. Khía mực theo kiểu vẩy rồng.
- Trộn gia vị vào một chén nhỏ: 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, tỏi, ớt, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng canh dầu mè. Phết đều hỗn hợp gia vị lên mực. Để 3 tiếng đồng hồ cho thấm gia vị vào mực.
- Nướng mực trên bếp than hoặc loại bếp nướng. Mực rất nhanh chín, nên trong lúc nướng bếp than phải liên tục trở mực để không bị khét.
Món mực nướng ngũ vị thơm phức phù hợp để làm một món nhậu lai rai khi tụ họp bạn bè.
3. Thịt ba chỉ kho ngũ vị hương
Thịt ba chỉ kho kho với mùi thơm hòa quyện của ngũ vị hương và gia vị thấm mềm, thơm ngon.
Cách làm thịt ba chỉ kho ngũ vị hương
- Thịt ba chỉ rửa sạch với nước muối pha loãng, để lên rổ cho ráo nước, cắt thành từng lát dày tầm 3 cm.
- Tiếp theo cho thịt vào nồi, thêm ngũ vị hương, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối.
- Phần lá xanh của hành lá cắt nhỏ. Đầu hành lá đập dập, hành tím băm cho vào nồi thịt, ướp khoảng 30 phút.
- Đặt nồi lên bếp, đun lửa lớn đến khi hỗn hợp thịt sôi thì cho vào nước dừa tươi, tiếp tục đun sôi ở lửa nhỏ khoảng từ 20 đến 30 phút đến khi thịt thấm gia vị, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.
Có thể rắc thêm hành lá và ít tiêu lên bề mặt, ăn cùng với cơm nóng sẽ rất ngon.
4. Thịt heo nướng ngũ vị hương
Món thịt heo nướng ngũ vị hương không mất nhiều công đoạn chế biến lại giúp bữa cơm tối của gia đình bạn thêm dư vị đậm đà.
Cách làm thịt heo nướng ngũ vị hương
- Thịt heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó, ướp thịt heo với ngũ vị hương, tỏi băm, nước tương, dầu hào, muối, hạt nêm, đường trắng khoảng 10 phút.
- Tiếp theo, xếp thịt heo đã ướp lên khay nướng có lót sẵn một lớp giấy nến như hình bên.
- Cho thịt heo vào lò, nướng khoảng 25 phút ở nhiệt độ 220 độ C. Nếu muốn thịt đậm màu hơn có thể nướng thêm 5 phút nữa.
Vị mặn, cay, thơm của ngũ vị hương và mềm mềm của thịt rất ngon. Món này dùng chung với cơm nóng là rất đưa cơm luôn nhé!
5. Gan heo chiên ngũ vị hương
Gan heo chiên ngũ vị hương là món ăn bổ sung chất sắt và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe cho trẻ em và các chị em phụ nữ. Mùi vị của ngũ vị hương sẽ tạo cho những miếng gan chiên giòn thêm bùi béo và đậm đà hơn.
Cách làm gan heo chiên ngũ vị hương
- Gan heo bóc bỏ lớp màng ngoài, rửa sạch, xắt miếng dày.
- Tỏi, hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp gan heo với hành tím, tỏi băm, hạt nêm, nước mắm, đường, 2/3 gói bột ngũ vị hương, để thấm gia vị 15 phút.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu nóng cho gan heo vào chiên, để lửa vừa. Chiên cho đến khi gan chuyển sang màu vàng nâu là được.
Thành phẩm gan heo chiên ngũ vị hương
Món gan nướng bùi, béo hấp dẫn và cực đưa cơm luôn nhé!
6. Bao tử heo nấu ngũ vị hương
Cho món ăn ra đĩa và ăn cùng với cơm nhé! Món ăn dai dai, chấm cùng nước mắm gừng chua ngọt là hết sẩy đấy!
7. Gà nướng ngũ vị
Thịt gà nhiều đạm được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các em bé. Với cách nướng gà đơn giản theo bài viết dưới đây, các bạn có thể áp dụng đổi món cuối tuần cho cả nhà thưởng thức, rất thơm ngon và đậm đà đấy nhé!
Thịt gà nướng ngũ vị rất thơm ngọt với lớp da vàng giòn, thịt chắc và đậm đà ngấm gia vị. Tùy sở thích các bạn có thể rắc thêm chút lá chanh thái chỉ, chấm kèm đĩa muối chanh ớt sẽ rất hợp và thơm ngon.
8. Chân gà om ngũ vị
Làm món chân gà om ngũ vị để lai rai cùng bạn bè nhé. Đầu tư chút thời gian, bạn sẽ có ngay những miếng chân gà mềm thơm, thấm gia vị cực ngon.
Lấy chân gà om ngũ vị ra đĩa, rắc thêm hạt tiêu nữa là hoàn tất. Nếu thích cay thì cho thêm ít ớt cắt lát vào ăn cùng.
9. Chim cút chiên ngũ vị
Thịt chim cút thơm phức, vàng ươm, dùng làm món nhậu hoặc ăn cùng cơm nóng đều ngon tuyệt cú mèo. Lai rai cuối tuần bên gia đình với món chim cút chiên ngũ vị hương nhé
Xếp xà lách ra đĩa, thêm cà chua và chim cút chiên lên trên. Cuối cùng chỉ việc rưới đều hành tây đã trộn vào là xong. Ăn với cơm là hết chê luôn.
10. Bò kho ngũ vị
Thứ mùi thơm của thịt bò kho ngũ vị quyện với mùi ấm nồng của quế, gừng, hồi sẽ xua tan đi cảm giác ảm đạm của những ngày mưa lạnh.
Múc bò kho ngũ vị ra tô, rắc thêm tiêu, trang trí thêm ngò rí cho bắt mắt là có thể dùng ngay với cơm nóng rồi nhé!
Tùy vào mỗi món ăn mà có lượng gia giảm bột ngũ vị hương cho thích hợp. Nhất là các món nướng thì lượng ướp luôn nhiều hơn các cách chế biến khác để cho các món thịt nướng có hương thơm khi chín được đậm đà hơn.
Giỏ hàng của tôi ( sản phẩm)